Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Messi và Rooney thường suy tính những gì khi thi đấu?

Bóng đá hiện đại không chỉ là trò chơi của cơ bắp, nó còn là một cuộc đấu trí cân não của những phép tính trong suy nghĩ bongdaso của từng cầu thủ trên sân.

Messi hiếm khi ghi bàn vào những phút đầu trận, thay vào đó, anh dành thời gian để quan sát các hậu vệ đối phương.

Các số liệu thống kê ket qua bong da hom nay đã tiết lộ một bí mật, đó là Messi chưa bao giờ ghi bàn trong hai phút đầu tiên của trận đấu. Tất cả 442 bàn thắng của anh cho Barcelona và tuyển Argentina đều được thực hiện sau đó. Những phút đầu tiên của mỗi trận đấu bóng đá hầu hết đều diễn ra rất chặt chẽ, do đó, tỷ lệ ghi bàn của Messi trong giai đoạn này ít hơn một phần sáu của tỷ lệ trung bình của anh. Và thay vì dồn sức vào việc ghi bàn, Messi tận dụng khoảng thời gian đầu trận để phân tích và quan sát trận đấu.
Điều này cho thấy một sự thật mà chúng ta thường bỏ lỡ khi xem những trận đấu đỉnh cao: Bóng đá là một trò chơi tư duy, một trò chơi trí tuệ chứ không phải chỉ là một môn thể thao của bản năng như mọi người thường thấy. Ngay cả một cầu thủ thi đấu theo bản năng như Lionel Messi vẫn thường xuyên thực hiện các tính toán trong trận đấu. Và để hiểu được bóng đá ngày nay, chúng ta cần nắm bắt được những quá trình suy nghĩ của mỗi cầu thủ khi họ chơi trên sân.
>> Theo dõi thông tin bong da ngoai hang anh
Chúng ta đang đần làm quen với quan niệm các cầu thủ phòng ngự thường có xu hướng di chuyển trong mô hình được quyết định bởi huấn luyện viên của họ, gần giống với cách vận hành chiến thuật trong môn bóng bầu dục ở Mỹ. Và viễn cảnh này càng trở nên thực tế hơn khi mà các câu lạc bộ bóng đá ngày nay thường xuyên sử dụng các băng video ghi hình trận đấu và các đánh giá từ các nhà phân tích để nghiên cứu, phân tích sâu hơn về các đối thủ của họ.
Hệ quả là các cầu thủ thi đấu cho những đội bóng lớn thường nhập trận với cách chơi đã được lập trình trước trận đấu. Như trong tình huống của đội tuyển Đức, vài tháng trước khi World Cup ở Brazil bắt đầu, các cầu thủ của Joachim Loew đã có quyền truy cập vào một ứng dụng mà ở đó, họ sẽ được xem các video hữu ích gửi bởi những nhà phân tích bóng đá hàng đầu của quốc gia này. Trước khi diễn ra trận Tứ kết với Pháp, các nhà phân tích đã lưu ý đến các cầu thủ Đức một video đặc biệt: khoảnh khắc hậu vệ Daley Blind của Hà Lan theo dõi đối thủ của mình trong trận đấu giữa Hà Lan và Đức tại giải U21 châu Âu vào năm 2013.
Nếu là một khán giả bình thường, khi bạn xem video này xong, bạn sẽ quên nó gần như ngay lập tức. Nhưng các chuyên gia đã phát hiện ra một chi tiết đắt giá, các cuộc tấn công của Đức trong trận đấu năm 2013 đều dễ dàng bị hóa giải, đó là vì Daley Blind đã thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng: sau khi hai cầu thủ Đức thực hiện những pha phối hợp một hai, Blind đã không lao theo bóng mà anh vẫn giữ vị trí và theo sát cầu thủ Đức đang bắt đầu di chuyển, và kèm chặt anh ta cho tới khi những pha phối hợp của tuyển U23 Đức bị hóa giải.

Ít ai ngờ chính những bài học từ cách thi đấu của Daley Blind lại giúp tuyển Đức lên ngôi tại World Cup 2014.
Ít ai ngờ chính những bài học từ cách thi đấu của Daley Blind lại giúp tuyển Đức lên ngôi tại World Cup 2014.

Dựa vào những gì Daley Blind đã làm trong quá khứ, các nhà phân tích khẳng định rằng các cầu thủ Đức cần phải học hỏi phương pháp phòng thủ của tuyển thủ Hà Lan và áp dụng nó vào trận đấu với Pháp bởi đây là một đội bóng có truyền thống ưa chuộng các pha phối hợp một hai trong những đường lên bóng. Các cầu thủ Đức đã nghiên cứu Blind, sau đó, họ áp dụng chính xác những gì anh đã làm và kết quả là đội tuyển Đức đã khóa chặt mọi mũi tấn công của đối thủ rồi cuối cùng giành chiến thắng 1-0 trước những chú gà trống Gaulois.
Trước trận bán kết với Brazil và trận chung kết gặp Argentina – hai quốc gia Nam Mỹ có phong cách chơi tập trung vào những pha phối hợp một hai – các cầu thủ Đức lại được xem video một lần nữa để nắm vững những gì cần phải. Thậm chí, một quan chức cấp cao của Liên đoàn bóng đá Đức đã phải thừa nhận chính những video này đã giúp ích rất nhiều cho chiến công vô địch World Cup của tuyển Đức.
Đó là bản chất của bóng đá hiện đại, khi mỗi đội bóng đều được tính toán, lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi các trận đấu diễn ra. Nhưng đối với những cầu thủ thi đấu sáng tạo, lập kế hoạch và suy nghĩ là những công việc khá khác nhau. Đơn cử như trường hợp của Lionel Messi, mặc dù vẫn tiếp thu những chỉ dẫn của HLV nhưng anh thường có xu hướng tự tìm ra phương án giải quyết những tình huống trên sân. Điều này dường như càng chính xác hơn khi các cầu thủ thường phải dựa vào bản năng để xử lý những tình huống bóng diễn ra ở tốc độ cao.
Năm 2004, HLV Carlos Queiroz trao đổi với tác giả John Carlin về cách các cầu thủ giỏi nhìn thấy tình huống trên sân. “Đối với những pha bóng trên sân, dù mọi thứ diễn ra ở tốc độ cao nhưng chúng tôi vẫn thấy chúng như những đoạn băng quay chậm mà thôi. Chính nhờ vào khả năng này mà các cầu thủ giỏi sẽ tính toán và có nhiều thông tin hơn so với những người khác khi thi đấu trên sân. Thực sự họ (các cầu thủ giỏi) sỡ hữu khả năng tính toán siêu việt hơn những gì mà tôi và các bạn có thể nhìn thấy”.
Nếu bạn có thể thấy những thứ diễn ra trên sân bóng, bạn cũng có thể nhìn thấy các khoảng trống để tấn công. Giám đốc của trung tâm nghiên cứu y học thuộc CLB AC Milan, bác sĩ người Bỉ Jean Paul Meersseman, tiết lộ rằng chất lượng của “nhận thức giác quan”, “khả năng phân tích thông tin của bộ não” có thể là những yếu tố quan trọng nhất trong bóng đá. Thậm chí, những yếu tố trên còn quan trọng hơn cả những vượt trội về mặt thể chất của các cầu thủ. Và Meersseman cũng cho biết tiền đạo người Brazil – Ronaldo là một trong những cầu thủ sở hữu những tố chất tuyệt vời trong não bộ: “Anh ấy (Ronaldo) có thể cảm nhận được những tình huống rất nhanh và đưa ra những phản ứng tức thời đối với những tình huống đó”.

Tình huống đi bóng của Maradona trước tuyển Anh vào năm 1986 là một khoảnh khắc mà cựu danh thủ này đã mường tượng ra khi còn là một cậu bé.
Tình huống đi bóng của Maradona trước tuyển Anh vào năm 1986 là một khoảnh khắc mà cựu danh thủ này đã mường tượng ra khi còn là một cậu bé.

Những cầu thủ giỏi có thể tính toán chính xác các tình huống bởi vì họ đã tưởng tượng ra các tình huống đó rất lâu trước khi nó xảy ra. Đây được gọi là kỹ thuật tâm lý trực quan. Hãy nghe Diego Maradona chia về tình huống rê bóng nổi tiếng của ông trong trận đấu với tuyển Anh vào năm 1986 rằng đó là một giấc mơ từ thuở thơ ấu của ông. Nói một các khác, Maradona đã tưởng tượng ra những tình huống rê dắt bóng như trong trận gặp tuyển Anh từ khi còn là 1 cậu bé, điều đó in sâu trong bản năng của Cậu bé Vàng và khi có điều kiện để thực hiện nó, siêu sao Argentina đã không ngại ngần để đưa ra quyết định.
Cuối cùng, Maradona cũng thừa nhận về những xử lý bản năng của ông đã được hình thành từ những sự kiện trong quá khứ. Đó là vào năm 1981, khi Maradona bị anh trai của mình mắng nhiếc là ngu ngốc sau khi ông thực hiện cú sút không thành công mặc dù đã lừa bóng rất đẹp qua các cầu thủ của Scotland. Theo như lời của anh trai Maradona, lẽ ra ông phải thực hiện luôn một pha lừa bóng qua người thủ môn của Scotland chứ không phải nhăm nhăm tung ra cú sút. Năm năm sau, lời khuyên của anh trai Maradona đã phát huy tác dụng khi nó xuất hiện đúng lúc để giúp ông đưa ra một quyết định đầy táo bạo khi đối đầu với tuyển Anh.
Wayne Rooney – cầu thủ thường bị các CĐV đánh giá thấp về trí thông minh – lại là một trong những cầu thủ hiếm hoi sở hữu nhận thức giác quan ở mức tuyệt hảo và một trí tưởng tượng tuyệt vời. Trước mỗi trận đấu, việc Rooney thường làm là nằm dài trên giường và nghĩ về những tình huống có thể diễn ra trong trận đấu. Theo như Rooney, mục đích của việc trên là để anh có thể chuẩn bị tâm lý kỹ càng cho trận đấu và tạo nên một “trí nhớ ảo” về trận đấu, từ đó, nó sẽ giúp Rooney đưa ra được những quyết định nhanh chóng khi trận đấu diễn ra.
Các cầu thủ tốt luôn rèn luyện để sở hữu một bộ nhớ thị giác đặc biệt. Chính bộ nhớ này cho phép Messi lưu trữ những quan sát của anh về các cầu thủ phòng ngự của đối phương. Huntelaar cũng sở hữu một bộ nhớ thị giác siêu việt khi anh có thể mô tả rõ ràng và chính xác về vị trí của mình và của các hậu vệ đối phương khi tung ra những cú dứt điểm thành bàn. Tiền đạo đang chơi cho Schalke cho biết rằng anh hiếm khi sút và ghi bàn bằng bản năng thay vào đó, anh đưa ra những suy luận và tính toán kỹ lưỡng trước khi thực hiện những cú dứt điểm.
Trong những tình huống cụ thể, Huntelaar sẽ quan sát và đưa ra những đánh giá như thủ môn thì đang di chuyển lệch một bên khung thành hoặc lừa qua bên trái của một hậu vệ thì dễ hơn lừa qua bên phải và rồi những thông tin này sẽ được tổng hợp và đưa vào trong quyết định dứt điểm của Huntelaar.

Huntelaar sở hữu bộ nhớ thị giác đáng nể trong giới cầu thủ.
Huntelaar sở hữu bộ nhớ thị giác đáng nể trong giới cầu thủ.

Nếu bạn là một người chơi ở vị trí ghi bàn trong một trận đấu lớn, khi đồng đội và đối thủ đang di chuyển theo các hướng khác nhau xung quanh bạn thì bạn chỉ có 0,1 giây để có để ước tính vị trí của các cầu thủ và thêm 1 giây để lựa chọn quyết định phù hợp, sau đó bạn phải thực hiện quyết định của mình một các dứt khoát và hạn chế tối đa các rủi ro.
Bóng đá giống như một sự kết hợp của cờ vua và môn đua xe. Bởi vì ngoài việc xử lý tình huống nhanh chóng, bạn cũng cần phải tính toán thật kỹ lưỡng cho mỗi quyết định của mình. Một cầu thủ giỏi không chỉ biết tính toán những nước cờ cho cá nhân mà còn phải nắm bắt được những suy nghĩ và tính toán của đối thủ để đưa ra những đối sách phù hợp. Và bóng đá không chỉ là môn thể thao của cơ bắp, sức mạnh, nó là một trò chơi trí tuệ thực sự.
Messi và Rooney không phải là những cầu thủ sắc sảo trong khâu ăn nói. Nhưng đừng để điều đó lừa dối bạn, bởi vì họ là một trong những cầu thủ có tư duy chơi bóng sắc bén nhất trong thế giới bóng đá hiện nay.

Những cầu thủ như Messi và Rooney nhắc nhở chúng ta một điều: Bóng đá không chỉ là trò chơi của cơ bắp.
Những cầu thủ như Messi và Rooney nhắc nhở chúng ta một điều: Bóng đá không chỉ là trò chơi của cơ bắp.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Messi và Rooney thường suy tính những gì khi thi đấu? Rating: 5 Reviewed By: Thu Huyền