Các Tổ chức y tế hàng đầu khuyên bạn nên cho trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn từ tháng thứ 6 với các dấu hiệu rõ ràng như trẻ có khả năng tự ngồi và biết nhai thức ăn. Tuy nhiên, một số nguồn tin không đáng tin cậy lại khuyên các mẹ nên cho con ăn đồ rắn như dưới đây. Hãy đọc và kiểm tra xem, liệu bạn có mắc phải những sai lầm này khi xác định thời điểm cho con ăn đồ rắn hay không nhé!
Trẻ mọc răng
Sự phát triển của răng không cho biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn thức ăn rắn. Lý do là bởi vì một số trẻ phát triển răng sớm ngay từ khi mới ra đời và không có một thời điểm cố định về việc trẻ mọc răng. Do vậy, dù bé nhà bạn mọc răng trước khi được 6 tháng tuổi, bạn cũng không nên cho trẻ ăn đồ ăn rắn ngay. Có thể bạn quan tâm đến dau hieu co thai sớm nhất.
Trẻ biết dùng tay chộp thức ăn
Khi được khoảng 4 tháng tuổi, bé nhà bạn có thể biết dùng tay cầm nắm đồ vật. Trẻ sơ sinh cũng chưa có khả năng phân biệt các loại đồ vật nên trẻ có thể chộp lấy thức ăn cho vào miệng là chuyện dễ hiểu. Khi mẹ không hiểu rõ vấn đề này thường nghĩ rằng trẻ có thể ăn đồ ăn rắn và cho con ăn luôn. Xem thêm thông tin mới nhất về chi pu tại đây.
Ngủ đêm ít
Khi trẻ ít ngủ, và tỉnh giấc vào ban đêm nhiều khiến mẹ nghĩ lo lắng rằng trẻ đói nên tỉnh ngủ và cho trẻ ăn đồ ăn rắn trước khi bé được 6 tháng tuổi. Thực tế, trẻ có thể không đói vào ban đêm mà chỉ cảm thấy khó chịu và tỉnh giấc.
Trẻ muốn ăn thêm
Bạn nên cho trẻ sơ sinh bú một lượng sữa vừa phải mỗi ngày vì chúng không biết chính xác khi nào mình cần ngừng bú và có thể bú quá no cũng như đòi bú tiếp khi đã bú đủ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến mẹ nghĩ rằng con mình cần ăn thêm đồ rắn vì sữa mẹ không thể đáp ứng đủ.
Mẹ chọn thời điểm cho con ăn đồ rắn theo cảm tính
Rất nhiều bà mẹ chọn thời điểm cho con ăn đồ rắn theo cảm tính vì họ nghĩ rằng con của họ khỏe mạnh có đủ khả năng để tiêu thụ thức ăn rắn đơn giản như bánh quy, bột ngũ cốc, trái cây…
Dựa vào thời điểm trẻ tăng cân
Ngoài ra, không ít các bà mẹ còn quyết định cho tập ăn đồ rắn khi thấy trẻ tăng cân nhanh. Lý do là bởi họ nghĩ rằng con của họ đã lớn và lớn hơn các bé cùng độ tuổi nên cần nhiều thức ăn hơn ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em bú hoàn toàn bằng sữa mẹ không cần lượng thức ăn nhiều hơn khi chúng ở độ tuổi từ 1 – 6 tháng tuổi. Và sữa mẹ có chứa nhiều calo và dưỡng chất hơn thức ăn rắn nên thức ăn rắn không thể thay thế cho sữa mẹ khi trẻ chưa quá 6 tháng tuổi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét