Bạn có biết rằng cứ 10 phụ nữ mới làm mẹ thì có 1 người bị trầm cảm sau sinh? Điều này không có gì ngạc nhiên khi mà những phụ nữ mới làm mẹ phải đối mặt với biết bao vấn đề, căng thẳng, thiếu ngủ và nhiều thay đổi về thể chất, tinh thần. Tin tốt là phần lớn các trường hợp đều dễ dàng xử lý, nhưng có thể bạn không nhận biết được các dấu hiệu bị trầm cảm cùng doc bao phu nu để có thêm kiến thức về bệnh này.
Các dấu hiệu của chứng trầm cảm sau khi sinh
Chứng trầm cảm sau sinh thường xảy ra trong vòng sáu tuần đầu tiên sau khi sinh, nhưng nó cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào cho đến khi con bạn bước vào giai đoạn chập chững biết đi. Bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị chứng bệnh này hơn nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh này. Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng khác nhau tới từng người nhưng có một số triệu chứng bạn có thể nhận thấy.
– Cảm giác buồn bã
Cảm giác buồn bã, khóc và mau nước mắt cũng là những dấu hiệu khác của chứng trầm cảm sau sinh (PPD – Postpartum Depression). Sản phụ sẽ dễ có những cảm giác không vui vẻ, muốn khóc nhưng không thể khóc trong hầu hết thời gian.
– Tách biệt với mọi người
Một tín hiệu báo động đỏ của chứng trầm cảm sau sinh chính là tách biệt khỏi gia đình và bạn bè. Biểu hiện là thường xuyên thích ở nhà một mình và tự cô lập mình khỏi những thành viên của gia đình.
>>> Có thể bạn quan tâm cách giảm cân nhanh hiệu quả.
– Mệt mỏi, mất ngủ
Trẻ sơ sinh có khả năng phá vỡ đồng hồ sinh học bình thường và khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Mệt mỏi quá mức có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu hoặc những vấn đề về sức khỏe khác, hoặc cũng có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm. Mất ngủ, khó ngủ và cảm giác buồn ngủ kéo dài cũng là những triệu chứng của trầm cảm sau sinh.
– Khó khăn khi giao tiếp với con
Người mẹ cảm thấy căng thẳng và đôi lúc cảm thấy không muốn gắn bó với con. Thậm chí, mẹ có thể cảm thấy bực bội đối với con nếu đang trong tình trạng trầm cảm sau sinh.
– Biếng ăn/tăng cân
Chán ăn có thể là một triệu chứng trầm cảm sau sinh. Việc phải “vật lộn” với trẻ sơ sinh sẽ xáo trộn nhu cầu cũng như thói quen ăn uống của người mẹ. Nếu người mẹ bỗng dưng cảm thấy “không thấy đói” vào mỗi bữa ăn là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh.
Một số phụ nữ có xu hướng ăn nhiều khi gặp trầm cảm. Nếu người mẹ tăng hoặc giảm cân thì đó có thể là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh (ngoại trừ việc giảm cân bình thường sau sinh).
– Tự làm tổn thương bản thân và con
Hội chứng trầm cảm sau sinh có thể có những gây nguy hiểm cho suc khoe sinh san bà mẹ. Xu hướng tự làm tổn thương bản thân và con là triệu chứng nguy hiểm nhất của hội chứng trầm cảm sau sinh.
– Giảm ham muốn tình dục
Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng giảm ham muốn sau sinh. Đây không phải là điều đáng lo ngại, nhưng nếu kết hợp cùng với các triệu chứng khác thì có thể là cảnh báo của chứng trầm cảm sau sinh.
– Rối loạn tâm thần sau sinh
Chứng rối loạn tâm thần sau sinh là một triệu chứng rất nghiêm trọng bao gồm tất cả các dấu hiệu kể trên. Triệu chứng này rất hiếm. Những dấu hiệu bị rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm: hoang tưởng, ảo giác hay ảo tưởng, suy nghĩ nhầm lẫn hoặc vô lý, biếng ăn, mất trí nhớ và có xu hướng gây hại đến bản thân hoặc con.
Nguyên nhân của chứng trầm cảm sau sinh
Sau khi sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể lẫn tâm lý. Ngay sau khi sinh, một sự thay đổi nhanh chóng nồng độ hormon trong máu, đó là sự giảm đi của nồng độ estrogen và progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Sự suy giảm về nồng độ hormon cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi về chuyển hoá mà bà mẹ sau sinh phải trải qua là một phần trong căn nguyên gây trầm cảm. Những đau đớn phải trải qua do quá trình sinh con, thậm chí phải mổ đẻ có thể kéo dài một vài tuần sau sinh. Phụ nữ sau khi sinh thường phải thay đổi về cách sống để chăm sóc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ. Họ thường quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình. Những người có tiền sử bị trầm cảm thì bệnh thường dễ tái phát sau sinh, những sự kiện stress trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình sinh con như là khó khăn trong khi sinh, con khi sinh ra gặp phải những vấn đề về sức khỏe, đẻ non, hoặc ốm trong quá trình mang thai. Những phụ nữ có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc hoặc không có sự giúp đỡ của gia đình, xã hội thì nguy cơ trầm cảm rất là cao.
Điều trị trầm cảm sau sinh
Để điều trị trầm cảm sau sinh, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: liệu pháp tâm lý, liệu pháp hormon, thuốc chống trầm cảm.
– Liệu pháp tâm lý bao gồm tâm lý cá nhân hoặc tâm lý nhóm là một phương pháp điều trị có hiệu quả. Đây là liệu pháp được chọn lựa đầu tiên vì không cần sử dụng đến thuốc, không sợ ảnh hưởng đến trẻ nếu bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
– Liệu pháp hormon bao gồm sử dụng estrogen thay thế đôi khi có hiệu quả đối với trầm cảm sau sinh. Hormon estrogen được sử dụng kết hợp với thuốc chống trầm cảm.
– Đối với những trường hợp nặng, bà mẹ không thể chăm sóc được bản thân mình và con thì cần sử dụng thuốc chống trầm cảm nhưng cần phải lưu ý nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì cần phải có sự cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng thuốc điều trị với tác dụng phụ nếu tiếp tục cho con bú và phải có sự theo dõi sát của bác sĩ chuyên khoa.
>>> Có thể bạn thích cách làm bánh bao tại nhà.
Để phòng tránh trầm cảm sau sinh các mẹ bầu nên có sự chuẩn bị tốt về tâm lý trước khi sinh con. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh những việc buồn bực, căng thẳng trước và sau khi sinh con. Gia đình người thân, đặc biệt là các ông chồng cần có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt cho bà bầu và sau khi sinh để giúp giải tỏa những lo lắng và căng thẳng cho người phụ nữ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét